Thế giới
22/03/2021 11:31Sự thù hận người gốc Á lan tràn khắp Âu-Mỹ-Úc
Nhưng đây không chỉ là một vấn đề của Mỹ. Từ Anh đến Úc, các báo cáo về tội ác liên quan đến thù hận nhằm vào người Đông Á và Đông Nam Á gia tăng ở các nước phương Tây khi đại dịch diễn ra trong năm qua. Ít nhất 11 người gốc Đông và Đông Nam Á mà phóng viên CNN tiếp xúc đã kể về các hành vi phân biệt chủng tộc và bài ngoại, chẳng hạn như mọi người tránh xa họ trên tàu, lạm dụng bằng lời nói và thậm chí là hành hung thể xác.
Trong năm qua, một số chính trị gia phương Tây liên tục nhấn mạnh mối liên hệ giữa Trung Quốc với sự bùng phát COVID-19, đưa ra những luận điệu chống siêu cường châu Á này. Trong môi trường ấy, những người gốc Đông Á và Đông Nam Á ngày càng trở thành mục tiêu của nạn phân biệt chủng tộc.

CNN nói nhiều quốc gia châu Âu, như Pháp, Đức và Bỉ, không thu thập dữ liệu nhân khẩu học về sắc tộc vì lý do lịch sử, gây khó khăn cho việc đo lường chính xác quy mô của vấn đề.
Số liệu thống kê về tội phạm liên quan đến thù hận được ghi lại ở Anh. Số liệu của Cảnh sát London cho thấy hơn 200 vụ tội phạm thù hận nhằm vào những người gốc Đông Á xảy ra trong giai đoạn tháng 6 - 9/2020 tăng 96% so với cùng kỳ năm trước.
Peng Wang, một giảng viên tại Đại học Southampton ở miền nam nước Anh, nói anh đã bị một nhóm 4 người hành hung khi đang chạy bộ gần nhà vào một buổi chiều lạnh giá.
Nhóm đàn ông hét lên những lời chế nhạo mang tính phân biệt chủng tộc đối với người đàn ông 37 tuổi, gọi anh là “virus Trung Quốc”. Họ bước ra khỏi xe sau khi Wang quát lại họ, đấm vào mặt và đá anh ngã xuống đất. Anh bị chảy máu mũi, nhưng điều lớn hơn là sự kiện này khiến Wang lo lắng về việc rời khỏi nhà, tương lai của mình ở Anh và sự an toàn của cậu con trai nhỏ.
“Khi Donald Trump là tổng thống [Mỹ], và ông ta nói “virus Trung Quốc” - điều đó hoàn toàn sai trái”, Wang nói thêm.
Một cuộc thăm dò ý kiến được thực hiện hồi tháng 6/2020 cho thấy 3/4 người gốc Hoa ở Anh từng phải chịu những hành vi phân biệt chủng tộc.
Tháng 3/2020, một người đàn ông Mỹ gốc Trung Quốc là Thomas Siu nói anh ta đã bị tấn công dữ dội ở thủ đô Madrid của Tây Ban Nha, sau khi hai người đàn ông hét lên những lời chế nhạo liên quan đến coronavirus với anh.
Siu, khi đó đang là sinh viên, cho biết từ tháng 1 đến tháng 3 năm ngoái, anh đã bị tấn công bằng lời nói 10 lần. Lần này, anh không im lặng nữa, mắng lại những kẻ kia.
Nhưng những người đàn ông đó đã không dừng lại. Họ bước tới và đánh anh bất tỉnh. “Tôi luôn biết rằng có sự phân biệt chủng tộc ở đây và mọi người không thực sự thừa nhận điều đó,” Siu nói với CNN.
Theo Anh Minh (Tiền Phong)
Tin cùng chuyên mục








-
Tin buồn: Đại sứ Nguyễn Thị Nguyệt Nga từ trần (18/07)
-
Nữ sinh Hà Nội trúng tuyển cả 2 đại học top đầu Trung Quốc (18/07)
-
Chủ người Hàn mở tiệm photobooth lên tiếng khi hàng loạt cửa hàng đánh 1 sao oan uổng (18/07)
-
Tôi đọc lén tin nhắn của chồng và chết lặng khi thấy anh hỏi bạn: "Như thế có bình thường không?" (18/07)
-
Netizen sốc khi Soobin đạt 15 triệu followers trên Instagram, vượt cả Jang Won Young lẫn Sơn Tùng (18/07)
-
"Đừng đem đồ cũ của con mình tặng người khác nữa": Khi lòng tốt trở thành sự coi thường, phụ huynh EQ thấp chú ý! (18/07)
-
Đu dây xuống vực sâu 70 m giải cứu tài xế mắc kẹt trong cabin xe container (18/07)
-
Lộ danh tính người thứ ba ở sự cố kiss-cam “gây bão” của CEO Astronomer: Mối quan hệ khiến ai cũng giật mình (18/07)
-
5 dấu hiệu cho thấy bạn đang âm thầm đi trước 80% người cùng tuổi về cách dùng tiền (18/07)
-
Tổng Bí thư: Công tác nhân sự ảnh hưởng đến thành bại nhiệm kỳ tới (18/07)
Bài đọc nhiều




