Thế giới
28/06/2025 10:00Thái Lan bất ngờ trước bước đi của ông Hun Sen

Ngày 27/6, trong phát biểu trực tuyến suốt hơn 3 giờ, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen trách móc Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra vì cách bà xử lý tranh chấp biên giới giữa hai nước.
Ông Hun Sen cho rằng bà Paetongtarn coi thường ông và Thủ tướng Campuchia Hun Manet.
Ông Hun Sen cũng chỉ trích cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra, dù đến gần đây hai người vẫn có quan hệ gần gũi. Ông Hun Sen cũng cho rằng ông Thaksin đã “giả vờ bị bệnh” để tránh phải ngồi tù. Ông cũng nói rằng nếu Thái Lan muốn làm rõ một số vấn đề liên quan đến gia đình cựu Thủ tướng Thaksin, họ có thể cử đại diện đến gặp ông trực tiếp.
Ông Hun Sen tuyên bố Campuchia “không thể hợp tác với thủ tướng Thái Lan hiện tại, và đang chờ để làm việc với một thủ tướng mới”.
"Điều đó khiến chúng tôi ngạc nhiên và thấy khác thường xét về các chuẩn mực ngoại giao. Thái Lan đã mở ra rất nhiều cánh cửa và tôi khẳng định rằng những cánh cửa này vẫn mở ngay cả sau những gì đã xảy ra hôm nay", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Thái Lan Nikorndej Balankura nói với Reuters .
Thủ tướng Paetongtarn phải chịu sức ép rất lớn từ dư luận trong nước sau vụ tiết lộ đoạn ghi âm cuộc nói chuyện cá nhân giữa bà và ông Hun Sen, trong đó bà bị cho là quá nhún nhường trước nhà lãnh đạo nước láng giềng và dùng lời lẽ không phù hợp khi gọi một chỉ huy quân đội Thái Lan là “phe đối lập”.
Chuyện tiết lộ xảy ra sau vụ đụng độ gần biên giới tranh chấp giữa hai nước hôm 28/5, khiến một người lính Campuchia thiệt mạng.
Bất chấp hàng loạt phát biểu gay gắt của ông Hun Sen, Thái Lan cho biết họ đang nỗ lực tổ chức một cuộc đối thoại giữa hai bộ trưởng ngoại giao.
"Chúng tôi đang tìm kiếm địa điểm sớm nhất có thể để hai bên có thể đàm phán. Từ phía Bộ Ngoại giao, chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ việc tìm kiếm giải pháp hòa bình thông qua đối thoại", ông Nikorndej cho biết.
Gốc rễ của những căng thẳng giữa hai nước là tranh chấp từ lâu về nhiều điểm chưa phân định dọc theo biên giới đất liền dài 817km.
Sau vụ đụng độ gần đây, Campuchia đưa vấn đề ra Tòa án Công lý quốc tế.
Thái Lan không công nhận thẩm quyền của ICJ, nhưng đã tập hợp các nhóm pháp lý để nghiên cứu hồ sơ của Campuchia và cũng đã trao đổi với các thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để thúc đẩy lập trường của mình, ông Nikorndej cho biết.
Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 27/6, bà Paetongtarn cũng trao đổi về tình hình căng thẳng biên giới với Campuchia.
"Chúng tôi đang làm mọi cách có thể để cố gắng thuyết phục Campuchia tham gia các cuộc đàm phán song phương", ông Nikorndej cho biết.
Theo Thu Loan (Tiền Phong)
Tin cùng chuyên mục








-
VIDEO: Nước lũ cuồn cuộn cuốn trôi cầu, nhà dân (22/07)
-
Nhân viên Liên Hợp Quốc tại Gaza ngất xỉu vì đói (22/07)
-
Bão số 3 Wipha vẫn chưa tan, khu vực nào còn mưa rất lớn? (22/07)
-
2 du học sinh Việt tử vong, 1 nam sinh nguy kịch sau tai nạn nghiêm trọng ở Đức - người yêu khẩn cầu trợ giúp (22/07)
-
Trường ĐH Ngoại ngữ công bố điểm sàn tuyển sinh năm 2025 (22/07)
-
Nam diễn viên 8X bàng hoàng cảnh nhà tan nát, cửa kính vỡ tung, đồ đạc bị bão Wipha cuốn phăng (22/07)
-
Trước đề xuất đánh thuế 20% lợi nhuận bất động sản, Shark Hưng từng cảnh báo những người lướt sóng: "Mua con gà 9 đồng bán 10 đồng thì chẳng giải quyết vấn đề gì" (22/07)
-
Sân bay Gia Bình chính thức soán ngôi Nội Bài, trở thành cảng hàng không lớn nhất miền Bắc (22/07)
-
1 nam diễn viên truyền hình chết đuối trong chuyến du lịch biển với gia đình (22/07)
-
Sóng biển cao lững lững hơn 10m ở Đồ Sơn, đánh vỡ bờ kè (22/07)
Bài đọc nhiều




