Gia đình
31/05/2025 14:37Bí mật từ món rượu nếp ngày Tết Đoan Ngọ: Không chỉ ngon mà còn có lợi ích sức khỏe bất ngờ
Được làm từ gạo nếp cái hoa vàng hoặc nếp cẩm ủ men, món ăn này mang hương vị đặc trưng, ngọt thanh, chút cay nồng, và đặc biệt là hàm lượng cồn rất thấp.
Từ lâu, người ta tin rằng vị cay nồng của rượu nếp sẽ giúp "diệt" các loại sâu bọ, mầm bệnh trong cơ thể vào ngày Tết Đoan Ngọ. Nhưng bên cạnh niềm tin dân gian, khoa học cũng đã chứng minh món ăn này thực sự có nhiều tác dụng tích cực.
5 lợi ích sức khỏe "vàng" của rượu nếp
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa vượt trội: Quá trình lên men tự nhiên của gạo nếp tạo ra một lượng lớn probiotic (lợi khuẩn), giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Điều này cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm các triệu chứng khó tiêu, đầy bụng, táo bón và kích thích ăn ngon miệng.
- Giàu vitamin nhóm B và khoáng chất thiết yếu: Rượu nếp là nguồn cung cấp dồi dào vitamin B1 và B2, những vitamin quan trọng giúp cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, hỗ trợ chức năng thần kinh và duy trì sức khỏe của da, tóc, móng. Ngoài ra, nó còn chứa các khoáng chất như sắt, kẽm, magie và photpho, cần thiết cho sản xuất hồng cầu và xương răng chắc khỏe.
- Tăng cường sức đề kháng: Nhờ lượng probiotic cùng các vitamin và khoáng chất, rượu nếp góp phần tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường, giảm nguy cơ mắc các bệnh thông thường như cảm cúm.
- Chất chống oxy hóa mạnh mẽ: Đặc biệt, rượu nếp làm từ gạo nếp cẩm chứa lượng lớn anthocyanin. Đây là những hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do, từ đó có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính, hỗ trợ chống viêm và làm chậm quá trình lão hóa. Một nghiên cứu tại Đại học bang Louisiana (Hoa Kỳ) đã tìm thấy hàm lượng anthocyanin cực cao trong cám gạo nếp cẩm, tiềm năng chống lại ung thư và bệnh tim mạch.
- Giải nhiệt, thanh lọc cơ thể: Với hương vị chua ngọt dịu mát và mùi thơm đặc trưng, rượu nếp còn có tác dụng giải nhiệt và thanh lọc cơ thể, rất phù hợp để thưởng thức trong những ngày hè nóng bức.
Lưu ý quan trọng khi thưởng thức rượu nếp
Mặc dù mang tên "rượu" nhưng món này có hàm lượng cồn rất thấp do thời gian ủ ngắn (thường 3 ngày, trong khi rượu thông thường ủ 7-10 ngày). Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều, đặc biệt đối với trẻ em dưới 10 tuổi (dễ bị say), phụ nữ có thai hoặc người có bệnh lý nền cần hạn chế cồn.
Người có thể trạng nóng, bị dị ứng hoặc mắc bệnh đái tháo đường (do chứa đường hấp thu nhanh), bệnh dạ dày, thừa cân béo phì cũng được khuyến cáo không nên ăn nhiều cơm rượu, đặc biệt khi bụng đói.
Thưởng thức rượu nếp một cách điều độ sẽ giúp bạn tận hưởng trọn vẹn hương vị truyền thống và những lợi ích sức khỏe mà món ăn này mang lại.
QT (SHTT)
Tin cùng chuyên mục








-
Trung Quốc: Cựu lãnh đạo cấp cao Tây Tạng lĩnh án tử hình treo vì nhận hối lộ (16/07)
-
Hà Nội: Hiện trường kinh hoàng vụ ô tô tông liên hoàn 2 xe con và 5 xe máy khiến 1 người tử vong, nhiều người bị thương (16/07)
-
Cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin trình diện tòa án vì cáo buộc khi quân (16/07)
-
Diễn viên Huỳnh Anh Tuấn đột quỵ (16/07)
-
Sự thật khó ngờ về bức ảnh Hải Tú "mang thai con đầu lòng" (16/07)
-
Làm mẹ, theo dõi vụ việc Jack và Thiên An mà tôi nghĩ mãi: Khi người lớn đấu tranh, xin đừng để trẻ con thành "nạn nhân đi kèm" (16/07)
-
Tài xế bất ngờ khóa xe buýt bỏ đi khiến cả trăm khách suýt ngạt thở (16/07)
-
U23 Lào tuột chiến thắng trước trận gặp U23 Việt Nam (16/07)
-
Ô tô đâm hàng loạt xe ở Hà Nội, ít nhất 1 người tử vong (16/07)
-
Vụ án tại Cục An toàn thực phẩm: Có buông lỏng kiểm tra, giám sát? (16/07)
Bài đọc nhiều




