Thế giới

Thời phong kiến, tại sao tội giấu áo giáp lại nghiêm trọng hơn tội giấu vũ khí? Nếu phát hiện sở hữu riêng, chém đầu không tha

Thời phong kiến, áo giáp là tài sản quốc gia, nếu sở hữu riêng sẽ bị kết án chém đầu. Trừ khi qua đời trên chiến trường bởi kẻ thù, nếu không việc làm mất áo giáp và vũ khí sẽ bị trừng phạt.

Có lẽ trong thời đại phong kiến Trung Quốc, việc kiểm soát vũ khí nghiêm ngặt nhất là vào thời nhà Tần. Chuyện kể rằng sau khi Tần Thủy Hoàng tiêu diệt 6 nước, thống nhất Trung Hoa, ông đã làm một việc là tịch thu vũ khí và sử dụng chúng để đúc đồng thậm chí còn không để nguyên liệu chế tạo vũ khí nào được phép lưu thông.

Thời phong kiến, tại sao tội giấu áo giáp lại nghiêm trọng hơn tội giấu vũ khí? Nếu phát hiện sở hữu riêng, chém đầu không tha
Thời phong kiến, giấu áo giáp có thể bị chém đầu

Sau khi chiến tranh cổ đại kết thúc, tất cả các triều đại đều kiểm soát chặt chẽ vũ khí và áo giáp. Trong đó, hai trang bị được kiểm soát chặt chẽ nhất, một là cung tên, hai là áo giáp. Cung tên là một vũ khí quan trọng thời cổ đại nên nó được kiểm soát là điều dễ hiểu. Vậy còn áo giáp thì sao, nhất là áo giáp không thể dùng để giết người?

Thời phong kiến, tại sao tội giấu áo giáp lại nghiêm trọng hơn tội giấu vũ khí? Nếu phát hiện sở hữu riêng, chém đầu không tha - 1

Vào thời cổ đại, việc sở hữu riêng áo giáp còn nghiêm trọng hơn việc sở hữu riêng cung và nỏ. Từ đời Tống đến nhà Thanh, chỉ cần giấu ba chiếc áo giáp là đủ để kết án chém đầu. Điều này cho thấy áo giáp là vật bị cấm nhạy cảm hơn vũ khí. Nguyên nhân chính của tình trạng này là chiến trường xưa rất nguy hiểm, tỷ lệ tử vong của binh lính trên chiến trường rất cao. Vì vậy, vì sự an toàn của bản thân, họ phải mặc áo giáp chắc chắn để chống lại kẻ thù, nhưng áo giáp thời cổ đại còn đắt hơn vũ khí. Quy trình sản xuất áo giáp rất tốn kém, thời gian chế tạo kéo dài, khó sản xuất vì vậy cần tăng cường kiểm soát.

Thời phong kiến, tại sao tội giấu áo giáp lại nghiêm trọng hơn tội giấu vũ khí? Nếu phát hiện sở hữu riêng, chém đầu không tha - 2

Nguyên nhận thứ hai là mặc dù có thể dùng kiếm tấn công kẻ thù, nếu không có áo giáp thì rất dễ bị kẻ địch đâm, vì vậy áo giáp hữu dụng hơn rất nhiều so với kiếm. Những bộ áo giáp này thực sự tương đương với xe tăng trong cuộc chiến hiện tại và chúng là vũ khí sát thương trên chiến trường. Trên chiến trường, các tướng lĩnh phải mặc áo giáp dày, đầu phải trùm kín mít để tránh bị kẻ thù đâm vào người.

Hơn nữa, nhân dân có áo giáp hay không cũng không gây bất tiện cho sản xuất và đời sống và nếu họ không có áo giáp nghĩa là khả năng phòng thủ thấp, thuận lợi cho chính quyền trấn áp.

Thời phong kiến, tại sao tội giấu áo giáp lại nghiêm trọng hơn tội giấu vũ khí? Nếu phát hiện sở hữu riêng, chém đầu không tha - 3

Tóm lại, một trong những lý do tại sao áo giáp lại được các nhà cai trị của mọi triều đại ưu tiên quan tâm là để hạn chế rủi ro khi người dân sở hữu các loại vũ khí nguy hiểm, có thể gây ra bạo loạn.

Theo PV (Công Lý & Xã Hội)




https://xahoi.congly.vn/thoi-phong-kien-tai-sao-toi-giau-ao-giap-lai-nghiem-trong-hon-toi-giau-vu-khi-neu-phat-hien-so-huu-rieng-chem-dau-khong-tha-303641.html