Gia đình
14/07/2021 19:48Ăn gì để phòng ngừa Covid-19? Nghiên cứu hé lộ các thực phẩm giúp giảm nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2
Từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra đến nay, ăn gì để phòng ngừa Covid-19 là thắc mắc của nhiều người.
Và một nghiên cứu mới do các nhà khoa học từ Đại học King’s College London (Anh) dẫn đầu đã phát hiện ra rằng thực phẩm lành mạnh có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc Covid-19.
Các nhà khoa học cho biết chế độ ăn chất lượng tốt sẽ cải thiện sức khỏe đường ruột, do đó có thể tăng cường khả năng miễn dịch và có khả năng bảo vệ bạn khỏi Covid-19.
Nghiên cứu cho thấy những người có chế độ ăn chất lượng cao nhất có nguy cơ mắc Covid-19 thấp hơn khoảng 10% so với những người có chế độ ăn chất lượng thấp nhất.
Họ cũng ít có nguy cơ bị bệnh nặng hơn 40% nếu nhiễm SARS-CoV-2.
Nghiên cứu dựa trên dữ liệu từ gần 600.000 người Anh và Mỹ sử dụng ứng dụng Nghiên cứu triệu chứng ZOE Covid.
Những người tham gia nghiên cứu đã điền vào một cuộc khảo sát về các loại thực phẩm họ ăn từ tháng 2 năm 2020, ngay trước khi Covid-19 được tuyên bố là một đại dịch.
Trong số 600.000 người dùng ứng dụng, gần 32.000 người sau đó đã nhiễm Covid-19.

Thực phẩm giảm nguy cơ nhiễm Covid-19
Những người tham gia khảo sát được hỏi về các loại thực phẩm họ ăn và tần suất ăn 27 món cụ thể trong một tuần, đánh giá tần suất từ "hiếm khi" đến "hơn năm lần một ngày".
Sau đó, các nhà nghiên cứu tổng hợp dữ liệu và ‘chấm điểm’ cho các loại thực phẩm. Điểm càng cao có nghĩa là thực phẩm càng tốt.
Các thực phẩm có điểm số cao là:
• trái cây, đóng hộp hoặc tươi
• rau, đóng hộp hoặc tươi
• ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì nguyên cám
• cá nhiều dầu như cá trích, cá mòi và cá hồi
• các loại đậu như đậu gà, đậu xanh, đậu đỏ
Các loại thực phẩm có điểm thấp hơn là thực phẩm được chế biến quá kỹ hoặc có nhiều đường, muối hoặc chất béo không bão hòa, chẳng hạn như:
• ngũ cốc tinh chế như ngũ cốc đóng hộp ăn sáng, mì ống
• khoai tây chiên
• đồ uống nhiều đường
• đồ ngọt và món tráng miệng, chẳng hạn như bánh quy, bánh ngọt, sô cô la và kẹo
• thịt đã qua chế biến, chẳng hạn như xúc xích, thịt xông khói
• thức ăn nhanh

Những người có chế độ ăn lành mạnh nhất có xu hướng là phụ nữ, lớn tuổi, nhân viên y tế, có chỉ số BMI thấp, tập thể dục và sống ở các khu vực giàu có.
Đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy rằng một chế độ ăn lành mạnh hơn thực sự làm giảm nguy cơ mắc COVID-19.
Giáo sư Tim Spector, nhà khoa học chính tại Nghiên cứu ZOE COVID và giáo sư dịch tễ học di truyền tại Đại học King's College London, cho biết: "Những phát hiện này tương tự kết quả nghiên cứu PREDICT mang tính bước ngoặt gần đây của chúng tôi, cho thấy rằng những người có chế độ ăn chất lượng cao hơn có vi khuẩn khỏe mạnh hơn trong ruột của họ, có liên quan đến sức khỏe tốt hơn.
"Bạn không nhất thiết phải ăn chay, nhưng ăn nhiều thực vật đa dạng hơn là một cách tuyệt vời để tăng cường sức khỏe của hệ vi sinh vật đường ruột, cải thiện khả năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể của bạn, đồng thời có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh Covid-19".
Giáo sư Andrew Chan, bác sĩ tiêu hóa và giám đốc dịch tễ học tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, đồng thời là giáo sư tại Trường Y Harvard, cho biết: "Chất lượng chế độ ăn là một yếu tố nguy cơ gây ra nhiều bệnh được biết là có cơ sở viêm nhiễm.
"Nghiên cứu của chúng tôi chứng minh rằng điều này cũng có thể đúng với Covid-19, một loại virus được biết là gây ra phản ứng viêm nghiêm trọng".
Tầm quan trọng của chế độ ăn lành mạnh
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng mối quan hệ giữa chất lượng chế độ ăn và Covid-19 vẫn giữ nguyên sau khi tính đến các yếu tố nguy cơ khác, chẳng hạn như tuổi tác và dân tộc.
Mối liên hệ này cũng không phụ thuộc vào bệnh béo phì, có nghĩa là nếu ai đó béo nhưng ăn uống lành mạnh, nguy cơ của họ vẫn có thể giảm xuống.
Nhưng tỷ lệ mắc Covid-19 đã tăng lên ở những người sinh sống trong khu vực nghèo.
Những người sống trong các khu dân cư có thu nhập thấp có chế độ ăn chất lượng thấp có nguy cơ mắc Covid cao hơn 25% so với những người giàu có ăn chế độ ăn tương tự.
Dựa trên những kết quả nghiên cứu, các nhà nghiên cứu ước tính gần 1/4 số ca nhiễm COVID-19 có thể được ngăn chặn nếu những khác biệt về chất lượng chế độ ăn và tình trạng kinh tế xã hội không tồn tại.
Do đó, các nhà nghiên cứu cho biết nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tất cả mọi người được tiếp cận với thực phẩm bổ dưỡng.
Tiến sĩ Sarah Berry, đồng trưởng nhóm nghiên cứu, một nhà khoa học tại King's College London, cho biết: "Tiếp cận với thực phẩm lành mạnh là điều quan trọng đối với mọi người trong xã hội, nhưng phát hiện của chúng tôi cho thấy việc giúp những người sống ở những khu vực thiếu thốn được ăn uống lành mạnh hơn có thể có lợi nhiều nhất cho sức khỏe cộng đồng".
(Nguồn: The Sun)
Theo Trà My (Doanh Nghiệp & Tiếp Thị)
Tin cùng chuyên mục








-
Tiếc đứt ruột phim Hàn hay khủng khiếp mà chỉ có 10 tập: Dàn cast đỉnh của đỉnh, may quá sẽ có phần 2 (19/07)
-
Vụ Vạn Thịnh Phát: Hơn 41.000 người đã nhận tiền, còn 1.200 tỷ đồng kẹt ở ngân hàng (19/07)
-
Thương vụ hỏi mua 'báu vật quốc gia' 46 tỷ USD của Nhật Bản chính thức đổ bể, ông chủ Circle K tay trắng ra về (19/07)
-
Đã nhận chế độ theo Nghị định 178, được bầu làm bí thư chi bộ có phải trả lại tiền? (19/07)
-
Người quay lại khoảnh khắc ngoại tình của CEO công nghệ hút hàng chục triệu view lần đầu lên tiếng (19/07)
-
Bà mẹ TP.HCM đau khổ: Con ngoan, thông minh nhưng phải cho đi khám Tâm thần, nhiều người khuyên "chữa" nhanh kẻo hỏng! (19/07)
-
Học sinh Việt Nam giành 2 Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế năm 2025 (19/07)
-
Trích xuất camera, truy bắt kẻ lẻn vào nhà xâm hại tình dục bé gái 9 tuổi ở Sơn La (19/07)
-
1 câu nói của MC đình đám VTV khiến 80.000 người "đổ xô" vào tương tác (19/07)
-
2 món nước trị cháy nắng rẻ bèo của người Việt, biết uống còn chống loãng xương (19/07)
Bài đọc nhiều



