Gia đình

Chọn khoai lang ăn thay cơm để giảm cân, chuyên gia khuyến cáo không nên và đây là lý do chính

GiadinhNet - Ăn khoai lang thay cơm để giảm cân, nhiều người gặp chứng trướng bụng, đầy hơi, khó tiêu… họ không ngờ nguyên nhân chính lại từ khoai lang mà ra.

Nhiều người quan niệm khoai lang là thực phẩm lành mạnh, chứa nhiều tinh bột nên được chọn thay thế cho cơm. Quan điểm này đang được nhiều chị em cân nhắc, nên hay không?

Nhiều người chọn khoai lang ăn thay cơm để giảm cân, nên hay không?  - Ảnh 2.
Không ăn khoai lang khi đói và buổi tối để phòng chứng trướng bụng, đầy hơi. Ảnh minh họa

Các chuyên gia cho rằng bạn có thể bỏ cơm để ăn khoai lang, nhưng chỉ được ăn như vậy trong một thời gian ngắn từ 1 - 3 ngày. Nếu bạn ăn khoai lang thay thế hoàn toàn cho cơm trong thời gian dài thì có thể gây phản tác dụng và không đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể.

Theo phân tích của ThS.BS Doãn Thị Tường Vi (Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198), khoai lang rất tốt cho sức khỏe nhưng không dùng để thay thế cơm. 

Trong khoai lang vẫn chứa một lượng đường khá cao, nhất là các loại khoai mật. Ăn loại khoai này thay cơm có thể dẫn đến việc tích đường trong cơ thể, là nguyên nhân dẫn đến nhiều chứng bệnh cũng như làm bệnh tình thêm trầm trọng hơn.

Chưa kể, người có sức khỏe đường tiêu hóa tốt cũng không nên ăn quá nhiều một lúc loại thực phẩm này. Kể cả dùng để giảm cân cũng không được ăn quá 3 lạng mỗi ngày. Nguyên nhân bởi khoai lang dễ khiến đường tiêu hóa sản sinh một lượng lớn carbon dioxide (CO2), khi ăn quá nhiều sẽ bị đầy hơi và "đánh hơi".

Khi chọn khoai lang làm món ăn chính để giảm cân, nhiều người đang mắc những sai lầm phổ biến sau:

Nhiều người chọn khoai lang ăn thay cơm để giảm cân, nên hay không?  - Ảnh 3.
Kể cả khi rửa sạch vỏ khoai cũng cần bóc vỏ trước khi ăn. Ảnh minh họa

Ăn vào buổi tối

Ăn khoai lang đúng cách là không nên ăn vào buổi tối vì dễ trào ngược axit, đặc biệt là với những người dạ dày yếu hoặc người già có hệ tiêu hóa kém. Cộng với việc vào ban đêm, sự trao đổi chất diễn ra chậm nên càng khó tiêu hóa và dễ dẫn đến chứng mất ngủ.

Nên ăn khoai vào buổi sáng kèm theo sữa tươi hoặc sữa chua, thêm chút hạt và rau xanh sẽ là bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng và cung cấp nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể.

Ăn nhiều khi đói

Nhiều người nghĩ, lúc đói có thể ăn khoai lang vì nhiều tinh bột. Tuy nhiên, trong khoai lang có chứa nhiều chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói bụng sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, sinh hơi chướng bụng, ợ chua. 

Để tránh tình trạng này, khoai phải được luộc, nướng thật kỹ hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men có trong khoai. Tuyệt đối không ăn khoai lang khi bụng rỗng.

Ăn khoai cả vỏ

Dù ăn khoai lang rất tốt cho những ai bị táo bón, nhưng ăn cả vỏ khoai lại không tốt cho hệ tiêu hóa. Những vết nâu, đốm đen trên vỏ khoai lang khi ăn vào vừa gây mất hương vị mà lại nguy hiểm tới sức khỏe, có thể gây ngộ độc thực phẩm.

Theo M.H (Giadinh.net.vn) 




https://giadinh.net.vn/chon-khoai-lang-an-thay-com-de-giam-can-chuyen-gia-khuyen-cao-khong-nen-va-day-la-ly-do-chinh-172211008151250059.htm