Gia đình
23/09/2022 10:38Nghiện thứ đồ uống 'vạn người mê', thanh niên 26 tuổi ở Hà Nội tử vong vì mắc ung thư lưỡi
Thông tin về tình hình ung thư tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, Th.BS Thân Văn Thịnh - Phó khoa Khám bệnh cho VietNamNet biết, 8 tháng đầu năm, bệnh viện phát hiện mới 3.306 ca mắc ung thư. Con số tăng rất nhiều so với các năm trước và cao nhất trong 5 năm trở lại đây.
Theo Ths.BS Thịnh, nguyên nhân là do dịch Covid-19 người dân không có điều kiện đi thăm khám. Sau dịch, bệnh nhân đến khám tăng vì vậy số ca mắc được phát hiện nhiều hơn.
Ths.BS Thịnh thông tin thêm nhiều bệnh nhân chủ quan vì vậy dẫn đến việc phát hiện ung thư ở giai đoạn muộn. Điển hình là bệnh nhân nam 26 tuổi (Long Biên, Hà Nội) có tiền sử uống nhiều bia rượu. Miêu tả về nam thanh niên này có thể dùng từ: “Uống đến quên ăn, quên ngủ”.
Sau một thời gian lạm dụng đồ uống có cồn, người bệnh phát hiện vết loét ở lưỡi. Nam thanh niên đến quầy thuốc được cho là bị nhiệt miệng và dùng kháng sinh, chống viêm, giảm đau nhưng các triệu chứng không thuyên giảm.

Do ăn uống đau nhức, bên cạnh điều trị bằng kháng sinh, nam thanh niên còn điều trị vết thương ở miệng bằng cách uống thuốc nam và đắp các loại lá. Vài tháng sau, bệnh không thuyên giảm, anh mới đến Bệnh viện Ung bướu Hà Nội thăm khám trong tình trạng chảy máu miệng, hôi thối, có hiện tượng xâm lấn.
Từ kết quả sinh thiết, các bác sĩ kết luận người bệnh mắc ung thư lưỡi giai đoạn 4. Nhận kết quả, thanh niên trẻ vô cùng sững sờ. Lúc này người bệnh đã bỏ qua “giai đoạn vàng” để điều trị, không thể phẫu thuật. Sau 1 năm người bệnh qua đời. “Bệnh nhân tử vong do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân suy kiệt do không thể ăn uống. Đây là trường hợp rất đáng tiếc, khi bệnh nhân chủ quan với dấu hiệu nhỏ dẫn đến bệnh tiến triển nặng”.
Chia sẻ trên Phụ Nữ Việt Nam, bác sĩ Thịnh cho biết, ung thư vùng khoang miệng - thực quản đa phần liên quan đến rượu bia, trường hợp bệnh nhân trẻ 26 tuổi trên là một ví dụ điển hình. Ngoài rượu bia, ung thư lưỡi còn liên quan đến hút thuốc lá, ăn trầu, ăn đồ nóng quá nhiều…
Theo bác sĩ, các tác nhân như cồn gây ra bỏng tổn thương niêm mạc mãn tính kéo dài, dị sản, loạn sản và xuất hiện ung thư. Đồ nóng cũng dễ gây bỏng niêm mạc. Còn đối với ăn trầu, do ăn kèm với vôi nên nếu duy trì thói quen lâu, có thể gây nóng và bỏng niêm mạc, khiến tổn thương và ung thư xuất hiện.
Ngoài ra, ung thư lưỡi còn hay bị nhầm lẫn với nhiệt miệng nên nhiều người chủ quan, không đi khám sớm. Đến khi tổn thương lan rộng, đi khám thì đã ở giai đoạn muộn, di căn gây khó khăn trong quá trình điều trị.
“Khi bị tổn thương ở vùng lưỡi sẽ dẫn tới việc ăn uống khó khăn, từ đó cơ thể sụt cân và suy kiệt rất nhanh. Do vậy, khi thấy vùng miệng lưỡi có dấu hiệu bất thường, tổn thương, vết loét xuất hiện 3 tuần không khỏi cần phải sớm đi khám để phát hiện ung thư (nếu có)”, bác sĩ Thịnh khuyên.
PN (Nguoiduatin.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Dự báo thời tiết 18/7/2025: Miền Bắc nắng nóng hầm hập, sắp mưa lớn dữ dội (18/07)
-
CSGT Hà Nội hóa trang 'chỉ điểm' tài xế rời quán nhậu, 30 phút xử lý 10 'ma men' (18/07)
-
Trà sữa Chagee Việt Nam bị xử phạt 60 triệu đồng (18/07)
-
Ukraine có nữ Thủ tướng mới và tân đặc phái viên tại Mỹ (18/07)
-
Bão Wipha hình thành áp sát Biển Đông, miền Bắc sắp hứng đợt mưa rất lớn (18/07)
-
"Mong Sol tự hào và hạnh phúc nhất", nhưng điều Jack và Thiên An đang làm thì... ngược lại! (18/07)
-
Mẹ bầu hoảng loạn vì bị kẻ cướp đe dọa giết cả nhà nếu báo công an (18/07)
-
Rộ thông tin Ngô Thanh Vân đã sinh con gái đầu lòng, Huy Trần chính thức lên tiếng (18/07)
-
Cả nghìn người sống trong chung cư thì sạc xe điện mỗi ngày thế nào: Trung Quốc giải bài toán này như sau (18/07)
-
CEO Andy Byron: Từ ông trùm công nghệ đến tâm điểm của sự cố kiss-cam vạch trần ngoại tình gây bão mạng (18/07)
Bài đọc nhiều




